Tài nguyên

"
Việc học như chiếc thuyền ngược nước, không tiến thì lùi, lòng người như con ngựa chăn ngoài đồng dễ thả khó bắt - Học như nghịch thủy hành chu bất tiến tắc thoái, tâm tự bình nguyên mục mã dị phóng nan thu. - 學 如 逆 水 行 舟 不 進 則 退, 心 似 平 原 牧 馬 易 放 難 收.

Thống kê

  • truy cập   (chi tiết)
    trong hôm nay
  • lượt xem
    trong hôm nay
  • thành viên
  • Chào mừng quý vị đến với website của Nguyen Van Thuan

    Quý vị chưa đăng nhập hoặc chưa đăng ký làm thành viên, vì vậy chưa thể tải được các tài liệu của Thư viện về máy tính của mình.
    Nếu chưa đăng ký, hãy nhấn vào chữ ĐK thành viên ở phía bên trái, hoặc xem phim hướng dẫn tại đây
    Nếu đã đăng ký rồi, quý vị có thể đăng nhập ở ngay phía bên trái.

    TỤC NGỮ HÁN 1

    Wait
    • Begin_button
    • Prev_button
    • Play_button
    • Stop_button
    • Next_button
    • End_button
    • 0 / 0
    • Loading_status
    Nhấn vào đây để tải về
    Báo tài liệu có sai sót
    Nhắn tin cho tác giả
    (Tài liệu chưa được thẩm định)
    Nguồn: Sưu tầm
    Người gửi: Nguyễn Văn Thuận (trang riêng)
    Ngày gửi: 22h:40' 27-01-2011
    Dung lượng: 16.4 KB
    Số lượt tải: 7
    Số lượt thích: 0 người
    TỤC NGỮ HÁN - VIỆT 2
    A
    Ác giả ác báo, thiện lai thiện báo.
    (Làm ác gặp ác, ở hiền gặp lành)

    An cư lạc nghiệp.
    (Ổn định chỗ ở, cơ nghiệp phát triển)

    Anh hùng nan qúa mỹ nhân quan.
    (Anh hùng không qua được sóng mắt người đẹp)

    An thân, thủ phận. An phận, thủ thường
    (Muốn bình an, thì nên biết khả năng của mình. Giữ cho mình bình an thì đừng làm gì quá khả năng của mình)
    B
    Bất chiến tự nhiên thành
    (Không cần đánh cũng thắng. Cũng đồng nghĩa với chữ "gặp đúng thời vận")
    C
    Cẩn ngôn vô tội
    (Cẩn thận lời nói thì tránh được tội)

    Cẩn tắc vô ưu
    (Cẩn thận trong mọi việc thì không lo lắng về sau)

    Cung tàn, Điểu tận
    (Khi hết chim thì cây cung không được dùng đến nữa. Có nghĩa là "vắt chanh bỏ vỏ"???)
    D
    Dĩ hoà vi quý.
    (Giữ hoà khí là điều tốt nhất trong thuật xử thế)

    Danh chính, ngôn thuận
    (Làm đúng, nói sẽ xuôi tai)

    Dục tốc bất đạt
    (Vội vàng để làm điều gì sẽ hư việc)

    Dục hoãn cầu mưu
    (Vội vàng hoãn lại để nghĩ thêm mưu kế- còn gọi là "kế hoãn binh")

    Dĩ độc trị độc
    (Dùng độc để trị độc-tương đương "đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy", chỉ cách đối phó với từng loại hạng người)

    Dưỡng hổ, di họa
    (nuôi cọp sẽ mang hoạ-không biết nó cắn chết lúc nào vì dù sao thú tính dữ dằn trong người vẫn còn. Nhớ câu "gần vua như gần cọp", ý nói vua hành xử bất thường, hứng lên....bây đâu! Trảm!!!)

    Dự bị hơn phòng bị, phòng bị hơn chuẩn bị
    (Tương đương với câu tục ngữ "Đừng nên chờ nước đến chân mới nhảy" trong tiếng VIệt)
    Đ
    Đồng thanh tương ứng
    (Cùng suy nghĩ, cùng tiếng nói thì tìm đến nhau)

    Đồng khí tương cầu.
    (Cùng chí hướng, cùng đồng cảm thì hỗ trợ lẫn nhau)

    Đồng bệnh tương lân.
    (Cùng bệnh tật, hoàn cảnh thì hiểu nhau)
    Đồng cam cộng khổ.
    (Đồng nghĩa với câu "chia ngọt sẻ bùi" trong tiếng Việt)

    Điểu vị thực vong, Nhân vị lợi vong
    (Loài chim vì ăn mà chết, người vì lợi nhuận mà cắm đầu vào chỗ chết)

    Đa mưu, túc trí
    (Nhiều mưu chước, hay nghi ngờ)
    H
    Hữu chí cánh thành
    (Tương đương với câu tục ngữ "có chí thì nên" trong tiếng Việt, Từ Hán Việt trên ít ai xài lắm)

    Hữu xạ tự nhiên hương.
    (Tài giỏi tự dưng người ta biết đến, như mùi hương tự phát ra muốn che giấu cũng không được)

    Hổ phụ sinh hổ tử
    (Tương đương với câu "cha nào con nấy" mà chỉ nghiêng về ý tốt thôi. Chứ nếu cha ăn trộm, con cũng ăn trộm thì không thể dùng từ "hổ phụ sanh hổ tử" được)

    Hữu danh, vô thực
    (Tương đương với câu tục ngữ "có tiếng mà không có miếng" trong tiếng Việt. Miếng ở đây là "nghề" hay miếng ăn đều xài được câu này)

    Hữu dũng (dõng) vô mưu
    (Nhìn tướng tá ngon lành mà không thông minh. Hà hà hà câu này dễ xài và cũng dễ bị ăn...đòn lắm à! Người bự con đánh một phát là chết toi! Cẩn thận khi xài nghe bà con)

    Họa vô đơn chí.
    (Xui xẻo không bao giờ đến một lần. Thường thì "quá tam ba bận" câu nói bình dân của người đời, xui xẻo thường đến liên tục ít nhất 3 lần)

    Hoa rơi hữu ý, nước chảy vô tình
    (Câu này để chỉ hành động cố ý làm rớt vật gì đó như...tiền chẳng hạn hoặc có hành động gì đó trước mặt người mình thích để tạo sự chú ý, nhưng người đó lại vô tình không biết! Hic hic hic...)

    Hậu sinh, khả úy
    (Thế hệ sau giỏi hơn thế hệ đi trước. Ngày nay còn có thêm câu ngược lại "hậu sinh khả...ố" ngược lại với câu trên.)

    Hoạn lộ, họa lộ
    (Đường công danh là đường tai hoạ)

    Hữu phận, vô duyên
    (dành cho đôi lứa có gặp gỡ, có tình yêu mà không đi đến hôn nhân, tương đương câu "có duyên không phận")

    Hữu tài, vô phận
    (có tài mà không làm được gì to tát cả)
    K
    Kỷ sở
     
    Gửi ý kiến

    ↓ CHÚ Ý: Bài giảng này được nén lại dưới dạng RAR và có thể chứa nhiều file. Hệ thống chỉ hiển thị 1 file trong số đó, đề nghị các thầy cô KIỂM TRA KỸ TRƯỚC KHI NHẬN XÉT  ↓